Sunday 28 December 2014

Phụ chú Đông Hải Thân, Tây Trường Dương: Tổ chức triều đình, quân đội, hành chính

Tổ chức triều đình và hành chính của thế giới thập nhị quốc được dựa theo Chu Lễ - hệ thống được đưa ra ở Trung Quốc dưới thời Chu.


Triều đình:
Tể phụ: quan cố vấn riêng của Vương. Chức này do kirin nắm giữ.
Tam công (): gồm Thái sư (太師), Thái bảo (太保), Thái  phó (太傅); phục vụ dưới quyền Tể phụ, không tham gia chính sự mà phụ trách dạy dỗ giúp đỡ nhà vua.
Lục quan (): tương đối giống Lục bộ sau này. Lục quan do Trủng tể (冢宰) đứng đầu (giống Tể tướng)
·         Thiên () quan: quản các sự vụ hành chính trong hoàng cung, đứng đầu bởi Đại tể (大宰). Một số chức: Tiểu Tư tể (小司) phụ giúp Trủng tể; Chưởng điện (掌舎) quản việc bảo trì cung điện, Tư cầu (司裘) quản về vấn đề may mặc.

·         Địa() quan: quản việc hành chính trong nước, bao gồm hộ khẩu, thu thuế, và trị thủy. Đứng đầu là Đại Tư đồ (小司徒). Một số chức: Tiểu Tư đồ (小司徒); Toại nhân (遂人) trông coi các vùng phụ cận kinh thành, Điền liệp (田猟) làm việc thu thuế.

·         Xuân () quan: quản các việc lễ lạc và chép sử, thuộc quyền của quan Đại Tông bá (大宗), phụ giúp có Tiểu Tông bá (小宗), Sử quan (); v..v..

·         Hạ ()quan: tổ chức quân đội, được quản bởi quan Đại Tư mã (大司). Một số chức: Tiểu Tư mã (小司馬); Xạ nhân (射人) cai quản các vấn đề về quân đội, Đại bộc (大僕) là tướng quân chỉ huy quân đội (Vương sư hay Châu sư).

·         Thu () quan:  xử lý các vấn đề pháp luật, đứng đầu là quan Đại Tư khấu (大司). Một số chức: Tiểu Tư khấu (小司寇); quan Tư hình (司刑) tương đương với Thẩm phán; quan Triêu sĩ (朝士) giám sát các quan khác trong triều – là chức quan duy nhất có quyền bẩm báo trực tiếp với Hoàng thượng về tội trạng của các quan lại. 

·         Đông quan: quản lý quốc khố, thuộc quyền quan Đại Tư không(大司空). Đông quan phủ (冬官府) là bộ phận duy nhất có quyền chế tạo Touki (冬器 ,Đông khí) – loại vũ khí mang phép thuật có thể gây thương tích cho những sinh vật bất tử (Hoàng đế, Kirin khi làm Tể phụ, các quan trong triều, các tiên, v..v..)
Cấp bậc quan lại từ cao đến thấp:
1.      Vương (- ou)
2.      Công (): quan Tể phụ (tức kirin của vua) là người duy nhất thuộc hàng Công
3.      () : gồm bậc Khanh bá() và bậc Bá. Các quan đứng đầu Lục quan đều là Khanh bá.
4.      Khanh ():  gồm ba bậc Thượng, Trung, Hạ. Ví dụ của hàng Khanh: Tướng quân chỉ huy Cấm quân.
5.      Đại phu (): gồm ba bậc Thượng, Trung, Hạ. Ví dụ: Toại nhân (Trung đại phu), Triêu sĩ (Hạ đại phu).
6.      (): gồm ba bậc Thượng, Trung, Hạ.

Một số chi tiết trong tổ chức quân đội:
Theo số quân: - Hắc bị (): 12,500 quân
                        - Bạch bị (): 10,000 quân
                        -Hoàng bị (): 7,500 quân
                        -Thanh bị (): 2,500 quân

Vương sư (): bộ phận quân đội do Hoàng đế trực tiếp nắm giữ, bao gồm Cấm quân và Kinh sư (a.k.a quân đội kinh thành). Mỗi châu đều có quân đội của riêng mình gọi là Châu sư. Kinh thành cũng thuộc một châu và là thủ phủ của châu đó. Châu hầu của châu  này là Tể phụ, nhưng đây chỉ là chức vụ trên danh nghĩa, bởi vì Tể phụ chỉ phục vụ riêng Hoàng đế và mọi thứ thuộc về Tể phụ đều thuộc về Hoàng đế. Như vậy thì quân đội của châu đó, hay quân đội của Tể phụ, gần như cũng là của Hoàng đế. Ví dụ: kinh thành Kankyuu của En là thủ phủ của châu Sei. Rokuta là Châu hầu của châu Sei. Rokuta là kirin/ Tể phụ của Shouryuu nên Shouryuu có thể dễ dàng ra lệnh cho quân đội của Sei theo ý mình thông qua Rokuta.
  • Cấm quân: gồm Tả quân, Trung quân, Hữu quân; mỗi bộ phận là có 12,500 quân (một Hắc bị)
·         Kinh sư: gồm 37,500 quân, tương đương với Cấm quân.

Các Châu sư, trong đó không bao gồm Kinh sư, được quy định không vượt quá tứ quân, bao gồm:
- Tả quân, Trung quân, Hữu quân: mỗi bộ phận là một Hắc bị với 12,500 quân được phân nhỏ hơn thành 5 sư (). Mỗi sư gồm 5 lữ (), mỗi lữ gồm 5 tốt (), mỗi tốt gồm 4 lượng (), mỗi lượng gồm 5 ngũ () – mỗi ngũ gồm 5 bình sĩ hợp thành
- Tá quân, tức quân đội phụ trợ: tối đa là một Thanh bị với 2,500 quân.

Đối với tất cả các bộ phận quân đội, khi số người không đủ để đạt con số chuẩn của một quân thì một bị có số quân ít hơn sẽ được dùng để thay thế; ví dụ như khi không có đủ 37,500 quân cho Kinh sư thì một Hắc bị trong đó có thể được thay bằng một Bạch bị (10,000 quân).

Trong trường hợp khẩn cấp, một Châu sư có thể lấy huy động 5,000 người từ dân chúng.
Không thành sư a.k.a Không quân (空行): bộ phận quân đội cưỡi các loại thú (không phải quái vật) có thể bay được (ngựa bay, hổ bay, v..v..); chiến đấu bằng giáo.

Tổ chức hành chính từ lớn đến nhỏ:
1.      Châu: một nước gồm 9 châu, đứng đầu là các Châu hầu.
2.      Quận: khoảng 50,000 hộ dân, gồm 4 hương; cai quản bởi quan Thái thú.
3.      Hương: 12,500 hộ dân trở lên, gồm 3 tỉnh; cai quản bởi Hương trưởng.
4.      Tỉnh: 2500 hộ dân trở lên, cai quản bởi Chánh tỉnh.
5.      Đảng
6.      Tộc
7.      Lý: 25 hộ dân trở lên, bản dịch gọi là làng.




No comments:

Post a Comment